Pages

Thursday, December 5, 2013

Chữa bệnh không dùng thuốc nhờ ngồi thiền

Đức Phật được tôn xưng là một vị Đại Y Vương vì Ngài đã vạch ra được những con đường giúp con người thoát ra khỏi vòng sinh, lão, bệnh, tử. Tuy nhiên, không phải đến khi “liễu thoát sinh tử” mới khỏi được bệnh khổ. Tại sao Chỉ hoặc Quán trong tọa thiền lại có thể chỉ được bệnh? Liệu những điều này có mâu thuẫn gì với lý luận của nhiều nền y học chính thống chăng? Có thể trả lời được câu hỏi này nếu chúng ta hiểu được tác động của tâm lý, cảm xúc và vai trò của hệ thần kinh đối với sức khỏe con người.

>>> Tìm hiểu về chất chống oxy hóa đối với cơ thể, chất chống oxy hóa có tác dụng gì trong việc giảm stress

Stress chính là một yếu tố gây bệnh

Đối với y học phương Tây, tác nhân tâm lý được xem là một yếu tố gây bệnh, được Cullen nói đến vào khoảng năm 1776 với tên gọi là rối loạn thần kinh chức năng. Sau đó, năm 1936, giáo sư Hens Selye, người sáng lập viện chống stress ở Montreal, Canada đã chính thức dùng thuật ngữ stress để chỉ những phản ứng của cơ thể đối với những yếu tố gây khó chịu trong môi trường sống. Sớm hơn nhiều so với phương Tây, trên cơ sở những lý luận về khí và khí hóa, các nhà y gia của phương Đông đã sớm nhận ra những ảnh hưởng của những cảm xúc tiêu cực lên sức khỏe của con người.


Thiền là biện pháp đối trị của những chứng bệnh tâm thể

Trong những trường hợp này, cách giảm stress, điều hòa được cảm xúc phải là ưu tiên hàng đầu. Nói chung, thư giãn hay căng thẳng, tập trung tư tưởng vào một sự kiện này hay chuyển sang một sự kiện khác là khả năng tự nhiên ở mỗi con người.

Trong thời đại ngày nay, để tồn tại và phát triển trước một cuộc sống nhiều thách thức và một môi trường luôn thay đổi, con người phải đối mặt với nhiều áp lực tâm lý. Chính những yếu tố gây stress là nguyên nhân của nhiều bệnh tật. Stress có thể làm rối loạn tiêu hóa, tim mạch, rối loạn nội tiết, làm suy giảm khả năng miễn dịch khiến cơ thể dễ bị bệnh tật tấn công hoặc làm trầm trọng thêm những chứng bệnh đang tiềm tàng.

Thiền là những phương pháp tập trung tư tưởng, buộc tâm vào một đối tượng nhất định nhằm tạo ra hiệu ứng ức chế, nghỉ ngơi trên toàn bộ vỏ não. Stephanie Clement và Cary Barbor, những chuyên gia trong lĩnh vực điều trị tâm lý đã cho biết: “Những nghiên cứu trên những đối tượng chỉ cần thực hành thiền ngắn hạn (khoảng 10 phút mỗi lần) nhưng đều đặn hàng ngày đều cho thấy có sự gia tăng sóng Alpha và sự giảm bớt tình trạng lo âu, trầm uất”. Sóng Alpha là sóng não ứng với tình trạng thư giãn cơ bắp và tinh thần không căng thẳng.

Do cơ chế tương tác thần kinh, thể dịch và nội tạng, sự nghỉ ngơi của vỏ não sẽ phục hồi tính tự điều chỉnh của hệ thần kinh nên có tác dụng cải thiện đến toàn bộ các cơ quan. Chẳng hạn ở hệ tim mạch, Cary Barbor cho biết: “Trong khi ở những người bình thường, đáp ứng chống trả hoặc bỏ chạy kéo dài sẽ kích hoạt sự tăng tiết Adrenaline, gia tăng nhịp tim và những nguy cơ máu đông thì ngược lại, những đáp ứng thư giãn sẽ làm giảm chuyển hóa, giảm nhịp tim, hạ thấp sóng não và cải thiện những triệu chứng của bệnh tim mạch”.

Tóm lại, Thiền có thể chữa bệnh, khổ là một hiện thực. Vấn đề còn lại là ý chí và khả năng tập trung tư tưởng của người bệnh. Điều này còn tùy thuộc vào căn cơ và các điều kiện trợ duyên khác như chế độ ăn uống, sinh hoạt, giao tiếp…

Nguồn: sưu tầm

No comments:

Post a Comment

 
Blogger Templates